Phát biểu công thức 7 hằng đẳng thức đáng nhớ bằng lời

Lượt xem:

Đọc bài viết

Phát biểu 7 hằng đẳng thức đáng nhớ bằng lời 

  • Bình phương của 1 tổng sẽ bằng với bình phương của số thứ 1 cộng với hai lần tích của số thứ nhất với số thứ hai cộng bình phương số thứ hai
  • Bình phương của 1 hiệu sẽ bằng với bình phương của số thứ 1 trừ 2 lần tích số thứ nhất với số thứ 2 cộng với bình phương số thứ 2.
  • Hiệu của 2 bình phương sẽ bằng với tích của tổng 2 số với hiệu 2 số.
  • Lập phương của 1 tổng sẽ bằng lập phương số thứ 1 + 3 lần tích bình phương số thứ 1 với số thứ 2 + 3 lần tích số thứ 1 với bình phương số thứ 2 + lập phương số thứ 2.
  • Lập phương của 1 tổng sẽ bằng với lập phương số thứ 1 -3 lần tích bình phương số thứ 1 với số thứ 2 + 3 lần tích số thứ 1 với bình phương số thứ 2 – lập phương số thứ 2.
  • Tổng hai lập phương sẽ bằng tích giữa tổng 2 số với bình phương thiếu của 1 hiệu.
  • Hiệu của 2 lập phương sẽ bằng tích giữa hiệu hai số với bình phương thiếu của 1 tổng.

Bình phương của một tổng

(a + b)² = a² + 2ab + b²

Bình phương của một tổng bằng với bình phương của số thứ nhất cộng với hai lần tích của số thứ nhất nhân với số thứ hai, cộng với bình phương số thứ hai

Bình phương của một hiệu

(a – b)² = a² – 2ab + b²

Bình phương một hiệu bằng với bình phương số thứ nhất trừ đi hai lần tích của số thứ nhất nhân số thứ hai sau đó cộng bình phương với số thứ hai.

Hiệu hai bình phương

a² – b² = (a – b)(a + b)

Hiệu hai bình phương hai số sẽ bằng với tổng hai số đó nhân với hiệu hai số đó.

Lập phương của một tổng

(a + b)³ = A³ + 3a²b + 3ab² + b³

Lập phương của một tổng hai số bằng với lập phương của số thứ nhất cộng với ba lần tích bình phương số thứ nhất nhân số thứ hai cộng với ba lần tích số thứ nhất nhân với bình phương số thứ hai cộng với lập phương số thứ hai.

Lập phương của một hiệu

(a – b)³ = a³ – 3a²b + 3ab² – b³

Lập phương của một hiệu hai số sẽ bằng với lập phương của số thứ nhất trừ đi ba lần tích bình phương của số thứ nhất nhân với số thứ hai cộng với ba lần tích số thứ nhất nhân với bình phương số thứ hai trừ đi lập phương số thứ hai

Tổng hai lập phương

a³ + b³ = (a + b)(a² – ab + b² )

Tổng hai lập phương hai số bằng tổng của hai số đó nhân với bình phương thiếu của hiệu hai số đó

Hiệu hai lập phương

a³ – b³ = (a – b)(a² + ab + b²)

Hiệu hai lập phương của hai số bằng hiệu hai số đó nhân với bình phương thiếu của tổng của hai số đó.

Trên đây là diễn giải công thức 7 hằng đẳng thức đáng nhớ bằng lời nói, các bạn hãy tham khảo để hiểu và nhớ rõ hơn công thức quan trọng này nhé. Chúc các bạn học tập thật tốt